Đề án về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, huyện Năm Căn đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án, phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị. Đến nay có 8/8 xã, thị trấn tổ chức thực hiện đề án. Trong những năm qua, công tác khảo sát xác định nhu cầu học nghề của lao động, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp được trú trọng; năng lực đào tạo nghề của các cơ sở dạy nghề được nâng lên; công tác tuyên truyền được thực hiện rộng rãi; giáo viên và cán bộ của trung tâm dạy nghề được bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ; việc phối hợp tư vấn, định hướng đào tạo nghề cho học sinh được tiến hành hàng năm… Qua đó, từ năm 2010 đến nay huyện đã tổ chức 69 lớp dạy nghề, có 1.910 học viên theo học, trong đó có 55 lớp với 1.546 học viên đã học và 14 lớp với 364 học viên đang học. Nghề được đào tạo chủ yếu là nghề kỹ thuật nuôi tôm quảng canh cải tiến, trồng rau an toàn, trồng nấm rơm, nuôi cua biển... chiếm 88,85% (nghề nông nghiệp), các ngành nghề may, thiêu, Kỹ thuật xây dựng …chiếm 11,15% (nghề phi nông nghiệp).
Tỷ lệ lao động có việc làm sau khi đào tạo đạt 83,68%, học viên là đối tượng hộ nghèo, thoát nghèo sau học nghề được 70,37%, với mức thu nhập trung bình từ 1,3 triệu – 2,5 triệu/hộ/tháng. Sau khi học, gề nhận thức, hiểu biết có sự chuyển biến, chất lượng được nâng lên đáng kể, nhất là trong lĩnh vực nghề nông nghiệp, tiết kiệm từ 5-20% chi phí sản xuất, mức thu nhập từ đó nâng lên từ 7-15 triệu đồng/hộ/năm. Nghề phi nông nghiệp tăng lên từ 2,6-4,8 triệu đồng/hộ/năm.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Đề án vẫn còn một số khó khăn, hạn chế nhất là về chi phí hỗ trợ cho các đối tượng học nghề thấp hơn nhiều so với giá cả hiện nay, học viên học nghề phi nông nghiệp khó tìm được việc làm sau khi học nghề, một số nơi còn xem nhẹ công tác đào tạo nghề…
Phát biểu tại buổi làm việc bà Nguyễn Thị Thanh Hương, ghi nhận và biểu dương những kết quả về công tác đào tạo nghề mà huyện Năm Căn đạt được trong thời gian qua, những kết quả này thể hiện sự quan tâm của các cấp uỷ đảng, chính quyền của địa phương đối với việc triển khai thực hiện Đề án. Đồng thời lưu ý UBND huyện trong thời gian tới cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát việc dạy nghề, cũng như tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề để hiệu quả thực hiện Đề án nâng cao hơn nữa, giúp cho người dân có việc làm ổn định, nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững hướng đến hoàn thành chỉ tiêu giảm nghèo trong xây dựng nông thôn mới.
Thanh Mộng